Bí mật kinh doanh và điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh và điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Ngày Đăng: 19 Tháng Chín, 2022

1. Khái niệm Bí mật kinh doanh

Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ (Sau đây gọi tắt là Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019) thì Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

2. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6, Điều 84 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019  thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được: Bí mật kinh doanh là thành quả của quá trình đầu tư cả trí tuệ lẫn tài chính của chủ sở hữu. Một người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng không thể thu nhận và tạo ra một cách dễ dàng.

– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó: Trong thực tiễn kinh doanh, việc một công ty nắm giữ bí quyết kỹ thuật có giá trị sẽ dễ dàng năm ưu thế trên bàn đàm phán, nâng giá trị tài sản công ty hoặc có thể sử dụng bí mật kinh doanh như một giá trị tài sản để góp vốn.

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được: Tính “bí mật” và các biện pháp “bảo mật” được chủ sở hữu áp dụng là điều kiện cần thiết để được bảo hộ đối tượng. Vì vậy, khi áp dụng tố quyền chống hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu phải chứng minh là mình đã áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết nhưng vẫn bị người khác xâm phạm.

3. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh

Theo Điều 85 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đối với các thông tin bí mật sau đây:

– Bí mật về nhân thân.

– Bí mật về quản lý nhà nước.

– Bí mật về quốc phòng, an ninh.

– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Có thể thấy, bí mật kinh doanh là đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ tự động mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định. Đối với một số Công ty lớn, việc bảo vệ bí mật kinh doanh của mình là một hoạt động mang tính sống còn đối với sản phẩm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình đối với bí mật kinh doanh, các doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ về việc bảo mật bí mật kinh doanh hoặc/và xem xét thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới danh nghĩa sáng chế khi đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật.

Quyền của Chủ sở hữu Bí mật kinh doanh

1. Khái niệm Chủ sở hữu Bí mật kinh doanh Theo quy định tại khoản […]

XEM THÊM
QUYỀN ĐĂNG KÝ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 […]

XEM THÊM
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy […]

XEM THÊM
Thủ tục sửa đổi Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại Điều 115 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp […]

XEM THÊM