Quyền của Chủ sở hữu Bí mật kinh doanh

Quyền của Chủ sở hữu Bí mật kinh doanh

Ngày Đăng: 19 Tháng Chín, 2022

1. Khái niệm Chủ sở hữu Bí mật kinh doanh

Theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ (Sau đây gọi tắt là Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019) thì Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Quyền của Chủ sở hữu Bí mật kinh doanh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 124 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 thì Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền sử dụng bí mât kinh doanh, cụ thể:

– Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.

– Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Như vậy, với tư cách là Chủ sở hữu bí mật kinh doanh, cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019, Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128, cụ thể: “Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng”;

– Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Trên đây là quy định về quyền của Chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Để thực hiện đúng quy định pháp luật, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý thực hiện đúng quy định pháp luật để tránh tranh chấp phát sinh.

Bí mật kinh doanh và điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

1. Khái niệm Bí mật kinh doanh Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 […]

XEM THÊM
QUYỀN ĐĂNG KÝ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 […]

XEM THÊM
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy […]

XEM THÊM
Thủ tục sửa đổi Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại Điều 115 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp […]

XEM THÊM