Tình huống:
Hiện nay, công ty tôi đang có nhu cầu muốn ký Hợp đồng điện tử với các đối tác. Rất mong Công ty Luật có thể tư vấn cho tôi về giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử và những ưu điểm, hạn chế của Hợp đồng điện tử so với Hợp đồng bằng văn bản.
Cảm ơn Luật sư.
Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:
1. Quy định pháp luật về Hợp đồng điện tử
Khái niệm Hợp đồng điện tử đã được quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã có những quy định cụ thể về khái niệm Hợp đồng điện tử. Theo đó, có thể hiểu Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
2. Về giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử so với Hợp đồng bằng văn bản
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức giao dịch dân sự như sau: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Đồng thời, tại Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005 cũng quy định:“Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
Như vậy, từ các căn cứ nêu trên, có thể khẳng định hiệu lực pháp lý của Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương Hợp đồng được giao kết bằng văn bản.
3. Về ưu điểm, hạn chế của Hợp đồng điện tử so với Hợp đồng bằng văn bản
Hợp đồng điện tử và Hợp đồng bằng văn bản đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau.
Để khẳng định ưu nhược điểm của Hợp đồng điện tử so với Hợp đồng bằng văn bản, trước hết cần phải khẳng định được điểm khác nhau của hai loại Hợp đồng này, cụ thể: